HÃY TREO CỔ BÀ NGÂN NẾU "VỠ" QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
HÃY TREO CỔ BÀ NGÂN NẾU "VỠ" QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Quỹ Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam có vỡ không ? Đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người lao động ăn lương tại Việt Nam. Tiền trong Quỹ BHXH là tiền trích từ mồ hôi - máu - nước mắt do người lao động đóng góp. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giữ tiền cho người lao động một cách an toàn, hiệu quả trong dài hạn để sẵn sàng chi trả, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Trước đây, số kết dư Quỹ BHXH Việt Nam được đầu tư bằng các hình thức: Cho ngân sách Nhà nước vay (55,22%); cho các ngân hàng thương mại Nhà nước vay (24,72%); mua trái phiếu Chính phủ (18,19%); cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay (0,15%); cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay (0,10%). Nhưng kể từ khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân sang làm Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam vác 70% số tiền BHXH của người lao động trích nộp được kết dư đem cho vay tràn lan mà đến nay nguy cơ khó đòi, mất trắng là rất thực tế. Tính đến năm 2012, số tiền mà Quỹ BHXH đã cho vay được liệt vào nhóm "nợ khó đòi - dễ mất trắng" đã lên con số 3.748 tỷ đồng (ba ngàn, bảy trăm bốn mươi tám tỷ đồng).
Với số tiền 3.748 tỷ đồng sẽ mất trắng trên, ta chia cho lương hưu bình quân ở Việt nam hiện ở mức 4,5 triệu đồng/tháng, tức 54 triệu đồng/năm thì sẽ phải có 3.478 tỷ đồng/54 triệu đồng/người = 69.407 người mất lương hưu trong 01 năm. Tuy nhiên con số 3.748 tỷ đồng mất trắng này chỉ chiếm có 1,6% số tiền kết dư trong Quỹ BHXH, số còn lại mà Quỹ BHXH đã mang đi cho các ngân hàng thương mại Nhà nước vay chiếm tới 24,72%, tức tầm 58.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh hiện tại, khi các ngân hàng thương mại làm ăn bết bát thì nó sẽ được phép phá sản như Công ty cho thuê tài chính II - ALC II vừa rồi thì xem như số tiền mà Quỹ BHXH đã mang cho nó vay cũng sẽ mất trắng và chỉ cần số tiền 58.000 tỷ đồng này bị mất đi 10% do các con nợ ngân hàng phá sản, tức lại mất thêm 5.800 tỷ đồng nữa thì lại có thêm tầm 107.407 người phải mất lương hưu trong 01 năm. Nếu tốc độ phá sản các ngân hàng thương mại càng cao thì số người mất lương hưu càng nhiều.
Nguyên nhân dẫn tới thảm họa trên xuất phát từ lòng tham và sự vô pháp vô đạo của Bộ LĐTB&XH giai đoạn bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Bộ trưởng. Bà Ngân là dân kinh tài, trước khi bà về làm Bộ trưởng LĐTB & XH bà đã kinh qua chức Thứ trưởng Bộ Tài chính, vậy tại sao bà lại dễ dàng để cho BHXH Việt Nam vác tiền của dân đóng góp để cho vay một cách vô tội vạ như vậy mà không tập trung đầu tư vào kênh trái phiếu chính phủ, mua công trái ? Bởi đơn giản vì các kênh này không có lãi suất cao, không được lãi quả béo bở như các ngân hàng thương mại.
Vì lòng tham của mình mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân cùng cộng sự của bà đã đẩy hàng trăm ngàn người lao động ăn lương đứng trước nguy cơ không nhận được xu teng nào khi họ bị "giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết" bởi Quỹ BHXH bị vỡ do các con nợ phá sản. Tội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân và đồng bọn dù có xử treo cổ cũng chưa xứng đáng./.
Tran Hung.
Nhận xét