NGÂN HÀNG AGRIBANK CÓ PHÁ SẢN KHÔNG ?
NGÂN HÀNG AGRIBANK CÓ PHÁ SẢN KHÔNG ?
Điểm qua những con số cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank tính đến 30/6/2018 như sau:
Tổng tài sản đạt 1.197.300 tỷ đồng, trong đó:
a. Cho vay khách hàng đạt 952.218 tỷ đồng;
b. Tiền gởi của khách hàng đạt 1.053.188 tỷ đồng;
c. Tổng nợ xấu của ngân hàng 20.162 tỷ đồng;
d. Giá trị trái phiếu nhờ bán nợ cho VAMC là 25.198 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng rủi ro là 15.607 tỷ đồng.
Để cho những người không thông thạo về lĩnh vực tài chính, tui phân định bình dân như sau:
1. Vai trò chủ nợ của Aribank:
Lấy (a) + (c) + (d) = 952.218 tỷ đồng + 20.162 tỷ đồng + 25.198 tỷ đồng = 997.578 tỷ đồng (e).
2. Vai trò con nợ của Agribank chỉ xét về mặt ngân hàng vay tiền của dân:
Lấy mục (b) là tiền gởi của khách hàng để ghi nợ thì Agribank đang nợ là 1.053.188 tỷ đồng.
Lấy (b) - (e) = 1.053.188 tỷ đồng - 997.578 tỷ đồng = 55.610 tỷ đồng.
Như vậy, chưa tính tới các khoản nợ mà Agribank vay từ ngân hàng Nhà nước, từ các tổ chức tín dụng khác mà chỉ cân đối giữa tổng tài sản của ngân hàng với ngân hàng Agribank đang nợ khách hàng thì Agribank đang ôm cục nợ của dân là 55.610 tỷ đồng.
Cứ xem tỷ lệ nợ xấu không khả năng thu hồi là 25% thì Agribank sẽ mất đi khoản vốn là 20.162 tỷ đồng x 25% = 5.040 tỷ đồng.
Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu dựa vào chênh lệch lãi suất giữa tiền khách hàng gửi với tiền lãi khách hàng vay phải trả cộng với lợi nhuận từ đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu chứng khoán và các công ty con.
Theo biểu lãi suất đang được Agribank niêm yết tại ngày 01/10/2018,lãi suất tiền gửi tiết kiệm VNĐ có kỳ hạn của khách hàng cá nhân dao động từ 4,2% - 6,8%/năm. Lấy bình quân là 5,5%/năm. Lãi suất cho vay trung và dài hạn là 8%/năm. Như vậy:
1. Số tiền lãi một năm mà Agribank phải trả cho khách hàng là: 1.053.188 tỷ đồng x 6,8% = 71.617 tỷ đồng.
2. Số tiền lãi một năm mà Agribank thu được từ khách hàng là: 76.177 tỷ đồng.
Lấy (2) - (1) = 76.177 tỷ đồng - 71.617 tỷ đồng = 4.560 tỷ đồng.
Như vậy, theo cách tính trên thì số tiền lãi thuần túy trong lĩnh vực huy động vốn rồi cho vay lại của Agribank trong năm 2018 sẽ là 4.560 tỷ đồng. Theo thông tin mới nhất từ Agribank, đến 31/10/2018, lãi trước thuế ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Vậy tạm chấp nhận con số lãi của Agribank trong 10 tháng là 6.000 tỷ đồng và 12 tháng sẽ là 6000 tỷ đồng + 6.000 tỷ đồng/10 tháng = 6.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên đây chỉ là con số "lý thuyết" trong trường hợp các con nợ Agribank trả lãi đúng kỳ và trả gốc đúng hạn. Bởi thực chất các con nợ của Agribank hiện nay bị nhiễm căn bịnh của Công ty cho thuê tài chính 1 và 2 (ALC I và ALC II) khá phổ biến, điển hình như sau:
1. Vụ cựu Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân gây thiệt hại 2.500 tỷ đồng.
2. Vụ Agribank Chi nhánh Bến Thành:
- Bà cựu giám đốc Nguyễn Thị Hoàng Oanh nợ 2.060 cây vàng;
- Ông Lê Văn Tính nợ hơn 36 tỷ đồng và hơn 5.600 cây vàng (tương đương 301 tỷ đồng).
3. Vụ Agribank Chi nhánh 7: Nguyên giám đốc Phạm Văn Cử làm thiệt hại 600 tỷ đồng.
4. Vụ ALCII gây thiệt hại 450 tỷ đồng.
5. Vụ Agribank chi nhánh 6 mất gần 1.000 tỷ đồng.
Và còn rất nhiều "đồng chí chưa bị lộ" với số tiền thiệt hại không nhỏ nếu bị "phanh phui".
Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế biến động đầy bất lợi từ chiến tranh thương mại, FED tăng lãi suất, thiên tai khó lường, chứng khoán lao dốc, bong bóng bất động sản dễ vỡ,... thì Agribank sẽ lấy đâu ra tiền để lấp vào những lổ hổng thất thoát kia ? Lấy đâu ra nguồn cho trả cho Quỹ BHXH mà Agribank đứng ra bảo lãnh nợ cho ALC I, ALC II... Tăng lãi suất huy động trong dân thì phải tăng lãi suất cho vay ra, tăng lãi suất cho vay sẽ tăng cục nợ xấu, đẩy hàng loạt con nợ rơi vào phá sản.
Như vậy nguy cơ phá sản của Agribank không thể không xảy ra, nguyên nhân phá sản không từ chỗ làm ăn không sinh lời mà từ quan chức nhà băng có lý lịch vừa hồng - vừa chuyên./.
Tran Hung.
Nhận xét