NGÂN HÀNG VIỆT NAM SẼ PHÁ SẢN HÀNG LOẠT NGOẠI TRỪ CÓ PHÉP MẦU

NGÂN HÀNG VIỆT NAM SẼ PHÁ SẢN HÀNG LOẠT NGOẠI TRỪ CÓ PHÉP MẦU Với cái đà căng thẳng Mỹ - Trung như hiện nay và trong những ngày sắp tới, hàng loạt ngân hàng tại Việt nam khó thoát khỏi nạn phá sản nếu không có phép nhiệm mầu. Những ngày vừa qua, giới ngân hàng tại Việt nam đang dấy lên 02 hiện tượng, một là sự báo động về nợ xấu, hai là các ngân hàng thương mại bắt đầu đua trần lãi suất huy động tiền gửi ở mức cao đột biến. Về nợ xấu tại các ngân hàng, theo báo cáo của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia công bố cuối năm 2017 thì tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng là 9,5%, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn nhứt rơi vào DNNN với tỷ trọng 70% nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Hiện nay, nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước lên trên 1,6 triệu tỷ đồng, tức gần 73 tỷ USD. Với cục nợ 1,6 triệu tỷ đồng này, những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi thì phải bán để "tái đầu tư", những doanh nghiệp thua lỗ ngàn tỷ, đắp chiếu thì chờ phá sản điển hình như 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương vẫn chưa được xử lý, nhiều tài sản không sử dụng, hao mòn theo thời gian, chi phí như lãi vay, tiền bảo dưỡng duy trì tài sản… vẫn phát sinh thì lấy đâu để trả nợ xấu cho ngân hàng ? Điều khác thường là nợ xấu của các DN Việt Nam lại gắn chặt với lĩnh vực bất động sản. Dư nợ cho lĩnh vực BĐS vay chiếm dưới 16% nhưng các tài sản thế chấp bằng BĐS cho các khoản vay khác nhau chiếm tới 60-80% tổng giá trị tài sản thế chấp. Vì vậy, khi thị trường BĐS suy giảm, những khoản nợ xấu, nợ quá hạn được thế chấp bởi BĐS sẽ rất khó thanh lý. Việc thanh lý mạnh các tài sản thế chấp sẽ tiếp tục khiến giá BĐS giảm thêm và càng làm trầm trọng thêm tình hình nợ xấu của nền kinh tế. Điều này khiến cho công tác xử lý nợ xấu của các DN gặp nhiều khó khăn hơn trong bối cảnh hiện nay. Một thực tế khác cho thấy nguyên nhân gây áp lực lên các ngân hàng tại Việt Nam đó là chỉ số tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào đi vay, để có 1 USD cho GDP thì phải vay tín dụng 1,2 USD, tức GDP càng cao thì nợ vay càng lớn. Thêm một thực tế hiện nay, một lượng lớn USD chảy ngược từ Việt Nam ra nước ngoài để mua quốc tịch, mua nhà, cho con cái đi học, đi trị bịnh,... cũng góp phần làm cho nền tài chính ngân hàng bị tác động tiêu cực bởi "lãi ra đi - lỗ thì ở lại". Với thực trạng kinh niên như trên giờ lại bị tác động tiêu cực bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, bởi lịnh áp thuế chống bán phá giá của các nước lên hàng hóa Việt Nam, bởi cục nợ vay bằng đồng USD tự phình to do FED tăng lãi suất, bởi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sụt giảm sâu,... tất cả đều làm cho nợ xấu phình to, bất động sản sụt giảm. Tất cả những tác nhân trên sẽ dẫn đến một kết cục là hàng loạt ngân hàng tại Việt Nam sẽ rơi vào nguy cơ phá sản ngoại trừ có được phép mầu./. Tran Hung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH

KHOÁC ÁO THẦY CHÙA ĐỂ CHẠY ÁN, MỘT LOẠI GIÁN ĐIỆP CỦA VIỆT CỘNG VÀ CÁCH GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN