KHÔNG CÓ 100 TRIỆU USD TRẢ CHO NHÀ THẦU NHẬT HAY MUỐN SẬP BẪY NỢ CỦA TẬP CẬN BÌNH ?
KHÔNG CÓ 100 TRIỆU USD TRẢ CHO NHÀ THẦU NHẬT HAY MUỐN SẬP BẪY NỢ CỦA TẬP CẬN BÌNH ?
Dư luận trong nước lại nóng lên với thông tin Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio đã gửi thư tới thủ tướng Phúc, bí thư thành ủy Nhân, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan bày tỏ quan ngại về tiến độ triển khai, cấp vốn cho dự án tuyến metro số 1. Nội dung của bức thư là đòi số tiền chậm thanh toán cho nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn tại dự án đã lên đến hơn 100 triệu USD (tính đến ngày 16/11).
Phía Việt nam thì nại ra đủ lý do, nào là ngân sách của chủ đầu tư là UBND tphcm eo hẹp, nào là Quốc hội chưa đồng ý phê duyệt điều chỉnh dự án nên việc thanh toán chưa thực hiện được dù tiền đang có sẵn,... Nếu cho rằng Việt nam không có tiền để thanh toán 100 triệu USD cho nhà thầu Nhật thì không đúng bởi 100 triệu USD chỉ tầm 2.300 tỷ đồng, hơn số tiền mà UBND tphcm chi cho xây dựng nhà hát Thủ Thiêm có 800 tỷ đồng, nếu so với con số mỗi ngày tphcm thu ngân sách đến 1.203 tỷ đồng thì số tiền 100 triệu USD kia chưa bằng 02 ngày thu ngân sách.
Nếu vin vào lý do Quốc hội chưa cho phép điều chỉnh dự án metro Sài gòn như quan chức Bộ KHĐT thì càng không thuyết phục bởi lẽ phía Nhật chỉ yêu cầu thanh toán khối lượng các hạng mục đã hoàn thành chứ đâu phải yêu cầu thanh quyết toán dự án đâu mà phải chờ phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án.
Vậy nguyên nhân sâu xa của việc chây ỳ thanh toán cho nhà thầu Nhật bản tại dự án metro số 1 là gì ? Thực ra điều này cá nhân đã nhận ra từ lâu, mục đích nhà cầm quyền cộng sản Việt nam muốn gây khó dễ cho nhà thầu Nhật bản xuất phát từ phía Bắc Kinh mà Nguyễn Phú Trọng là kẻ thực thi.
Vào ngày 16/10/2017, tờ Sichuan Daily của Trung cộng có tin Tập đoàn Cục 6 đường sắt của Trung cộng, nhà thầu thi công tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có ý định thâu tóm, thay thế nhà thầu Nhật bản để làm tiếp phần 60% khối lượng còn lại của tuyến metro số 1 tại Sài gòn. Trước đó, vào tháng 9/2017, UBND tphcm đã kêu gọi đầu tư 06 dự án đường sắt đô thị và phía Trung cộng đã nhiều lần ngỏ ý muốn đầu tư làm đường sắt Việt Nam. Vào tháng 8/2017, khi gặp gỡ lãnh đạo Bộ GTVT, ông Trần Hiểu Hoa - Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế của CTCP Tập đoàn Cát Châu Bá, Trung cộng (CGGC) cũng đã bày tỏ nguyện vọng đầu tư vào một số tuyến đường sắt đô thị, metro, đường cao tốc tại Việt Nam,...
Như vậy, việc dự án metro số 1 Sài gòn chay ỳ, không muốn trả 100 triệu USD cho nhà thầu Nhật bản để Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio đã phải gửi thư tới thủ tướng Phúc, bí thư thành ủy Nhân, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan không đơn thuần như lý giải của phía cộng sản Việt nam. Mục đích chính của cộng sản Việt nam là muốn "đuổi khéo" nhà thầu Nhật bản rồi thay thế bằng nhà thầu Trung cộng trong chiến lược bẫy nợ của Tập Cận Bình./.
Tran Hung.
Nhận xét