HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ TRONG ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS VŨ HÁN ?

HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ TRONG ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS VŨ HÁN ?

Tương lai của dân tộc Việt Nam phụ thuộc vào thế hệ học sinh, sinh viên. Dưới sự cai trị của Việt cộng với bản chất cẩu nô tài với mẫu quốc Tàu cộng đã gián tiếp giết chết dân tộc Việt Nam qua việc mở toang cửa khẩu, đường biết giới với Tàu cộng để rước virus corona Vũ Hán vào Việt Nam và luôn dùng mệnh lịnh hành chánh để che đậy, bưng bít thông tin thì tương lai của Việt Nam sẽ như Vũ Hán là khó tránh khỏi mà lực lượng học sinh, sinh viên là lực lượng rất dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng nay, ngành giáo dục Việt Nam xử lý tình huống rất thụ động, lúng túng, thậm chí là bỏ mặc, ngay cả chuyện quyết đinh xem có cho học sinh, sinh viên có nên nghỉ học hay không và thời gian nghỉ bao lâu để giảm thiểu lây lan bịnh dịch mà ngành giáo dục Việt Nam còn xử lý như một kẻ bị mất phương hướng hoàn toàn thì lực lượng học sinh, sinh viên chỉ còn cách "tự cứu mình trước khi chờ đảng cứu".

Dạo trên mạng xã hội Việt Nam, vào các trang của tuổi học sinh, sinh viên, không khó nhận ra những trăn trở, phản ứng của các cháu trước đại dịch virus corona Vũ Hán, cá nhơn xin phân lập, tổng hợp lại những trăn trở, phản ứng của các cháu như sau:

1. Nghỉ học cũng tốt nhưng xin đừng bắt các cháu phải học bù vào kỳ nghỉ hè, đừng cướp mất mùa hè của các cháu.

2. Nghỉ học ở nhà nhiều quá cũng chán, chỉ biết ra tiệm net cày game nhưng nếu nhà nước cấm luôn tiệm game vì dịch virus corona Vũ Hán thì stress mất.

3. Nghỉ học, quanh quẩn ở nhà riết thấy chán, vô vị, rảnh rỗi dễ sanh nông nổi.
...
n...

Những trăn trở, phản ứng của các cháu ở bất kỳ hình thức nào cũng phải được người lớn, giới chức ghi nhận và tôn trọng, để từ đó phải có giải pháp phù hợp nhằm giải quyết thỏa đáng cho các cháu. Tuy nhiên gần như bị động, gần như không có sự đồng cảm, ghi nhận từ phía phụ huynh, thầy cô giáo và ngành giáo dục.

Thật không công bằng cho các cháu học sinh, sinh viên nếu so sánh với các giai cấp khác của xã hội trong cơn đại dịch virus corona Vũ Hán. Bởi vì nếu công nhân, người lao động tại các công xưởng khi được nghỉ việc để ứng phó với đại dịch virus corona Vũ Hán thì họ còn được hưởng lương chờ việc hoặc có thể nhận việc về nhà làm, tìm những việc khác để làm,... còn học sinh, sinh viên thì chịu, chỉ có cách tự giết thời gian theo cách của riêng mình mà thôi.

Vậy nhưng phía ngành giáo dục của Việt Nam hoàn toàn bị động, phó mặc cho các cháu học sinh, sinh viên tự quyết, tự bơi trong vấn đề "giết thời gian" vào những ngày nghỉ học. Giả sử như đại dịch virus corona Vũ Hán kéo dài tới hết mùa hè năm nay thì sao ? Chuyện học hành, thi cử của các cháu sẽ giải quyết thế nào đây ? 

Dĩ nhiên, nếu đại dịch này kéo dài thì ngành giáo dục Việt Nam không thể buộc các cháu tới trường học lại, nhưng kịch bản này chưa thấy phía ngành giáo dục Việt Nam đưa ra mà bằng chứng là qua 2 tuần nghỉ học tránh dịch vừa rồi, ngành giáo dục Việt Nam chưa có một giải pháp hữu ích nào để giúp cho các cháu học sinh, sinh viên tận hưởng những ngày được nghỉ học một cách có ý nghĩa.

Không ít người khi nhận xét về "thế hệ tương lai của nước nhà" đều lắc đầu ngán ngẩm với nhận định "học sinh, sinh viên Việt Nam hôm nay là bầy gà công nghiệp". Nhận định này không sai nhưng lỗi tại đâu, lỗi ở chỗ nào về mặt khách quan không hoàn toàn nằm ở các cháu học sinh, sinh viên mà nó có sự góp phần đắc lực từ gia đình, từ trường học, từ xã hội và trên hết vẫn là sự điều hành của nhà nước, của chế độ cai trị mà ra.

Phụ huynh thì bộn bề với cơm áo gạo tiền, xã hội thì đầy cạm bẫy để móc túi học sinh, sinh viên, nhà nước thì loay hoay với tiêu chí "còn đảng còn mình" thì trách sao được các cháu học sinh, sinh viên bị "gà công nghiệp" hóa. Chính họ gây ra lỗi này nhưng họ lại không nhận ra mà chỉ biết đổ thừa với chuỗi lý luận "bởi - tại vì - cho nên".

Thật ra, ở Miền Nam trước ngày 30/4/1975, mặt dù phải cuốn vào nạn qua phân, phải sống trong bối cảnh "đại bác đêm đêm dội về làng xóm, phố phường" nhưng học sinh, sinh viên thời đó đâu có "nhớt" như bầy gà công nghiệp hôm nay. Bởi vì sao ư ? Bởi vì thời đó dù không có khái niệm học thêm, dạy thêm, không có tiệm game, quán net như hôm nay nhưng thời đó xã hội có những tổ chức tự nguyện kể cả những tổ chức của chánh quyền làm tốt công tác "giáo dục học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ" một cách rất khoa học và luôn gắn liền với cuộc sống chớ không như đội viên, đoàn viên như hôm nay.

Trong số những tổ chức mà tui muốn nói tới ở thời kỳ trước ngày 30/4/1975 tại Miền Nam Việt Nam đó là Hướng Đạo Sinh Việt Nam và Vovinam - Việt Võ Đạo. Hướng Đạo Sinh thì quá tuyệt vời rồi, những giờ Hướng Đạo đã giúp cho các Hướng Đạo viên có được những kiến thức bổ ích về ứng nhân, xử thế, về mưu sinh thoát hiểm,... với mục đích trang bị cho tuổi trẻ những kỹ năng sống tuyệt đỉnh. Vovinam cũng vậy, ngoài mục đích rèn luyện thể chất cho các võ sinh ra thì nền tảng đạo đức của các võ sinh được hàm thụ với tôn chỉ "võ đức" của môn phái chính là nền tảng tạo nên nhân cách cho các võ sinh.

Lan man như vậy để thấy rằng hiện tượng "gà công nghiệp" nơi các cháu học sinh, sinh viên Việt Nam hôm nay không phải do các cháu tạo ra mà do các cháu đã phải hấp thu một cách bị động từ sự lây truyền chủ động của gia đình, xã hội, chế độ mà ra. Bằng chứng là trước đại dịch virus corona Vũ Hán buộc nhà trường phải đóng cửa, các cháu phải nghỉ học nhưng gia đình, thầy cô giáo, nhà nước lại không hề có giải pháp hữu ích giúp cho các cháu tiêu hóa hết những ngày nghỉ lê thê kia.

Giảm thiểu rủi ro do virus corona Vũ Hán gây ra không còn là "chuyện của riêng ai" nữa mà đã trở thành "hành động của toàn dân". Lực lượng học sinh, sinh viên là tương lai của giống nòi nhưng lại rất dễ tổn thương trước những đảo lộn của cuộc sống khi con virus corona Vũ Hán hoành hành chưa có hồi kết. Vì vậy, ngoài những giải pháp tạm thời như cho các cháu nghỉ học ra, phụ huynh, thầy cô giáo và ngành giáo dục Việt Nam còn phải có trách nhiệm đưa ra những giải pháp hữu ích giúp cho các cháu không cảm thấy chán ngán dẫn tới bi quan, tiêu cực trong lúc này là một mệnh lệnh khẩn cấp.

Trước những ngày nghỉ lê thê kia, thiết nghĩ các bậc làm cha mẹ, thầy cô và ngành giáo dục phải có các giải pháp hợp lý, hữu ích cho các cháu như: dạy cho các cháu kỹ năng sống như nấu ăn, mưu sinh thoát hiểm,... đồng thời cũng không quên nhắc nhở các cháu tự ôn luyện kiến thức ở trường học thông qua các buổi giảng dạy miễn phí trên các phương tiện truyền thông với chương trình giảng dạy trực tuyến,...

Không quan tâm tới thế hệ học sinh, sinh viên trong những ngày đại dịch virus corona Vũ Hán cũng là một hành vi vô tâm với tương lai của nước nhà. Bởi vì nếu không thì giải pháp hợp lý, hợp tình giúp cho các cháu tiêu hóa được những ngày nghỉ lê thê bị bao quanh bởi mùi tử khí của đại dịch virus corona Vũ Hán tất yếu sẽ để lại những "di chứng tâm lý", điều này là vô hình nhưng hậu quả sẽ là hữu hình và kết quả tất yếu sẽ đến ở thì tương lai đó là: Khi ta bắn vào thực tại bằng phát súng lục thì tương lai sẽ nhận lãnh hậu quả là một trái tomahawk./.

Tran Hung.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI SỤP ĐỖ

NGUYỄN CHÍ DŨNG, TÊN VIỆT GIAN PHÁ TAN NƯỚC VIỆT.

KIỀU CHINH VÀ CÂU TỰ HỎI "TÔI ĐÃ LÀM GÌ NÊN TỘI ?" CỦA TÁC GIẢ BÙI ANH TRINH